Tham khảo bảng báo giá thi công nội thất Spa hiện nay
Chiều 14.2, đại diện Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (thuộc Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế T.T.N.T (37 tuổi, ngụ TP.Long Khánh, Đồng Nai) do có hành vi "lùi xe trên đường cao tốc". Nữ tài xế này bị xử phạt 35 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Trước đó, qua hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Facebook, ghi lại từ camera hành trình cho thấy cảnh một xe ô tô 7 chỗ đi lùi trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, đoạn rẽ vào quốc lộ 27B.Qua xác minh, làm việc, nữ tài xế T. thừa nhận hành vi vi phạm của mình. Theo đó, khoảng 14 giờ 45 ngày 4.2, nữ tài xế T. điều khiển xe ô tô BS tỉnh Đồng Nai, chạy hướng từ TP.HCM đi Khánh Hòa trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Khi đến Km 52 (thuộc TP.Cam Ranh) người này cho xe lùi lại để rẽ vào quốc lộ 27B.
Khách ngồi kín quán cháo sò huyết ở TP.HCM: Có gì hấp dẫn?
Khoảng 14 giờ ngày 31.12.2024, ô tô biển kiểm soát 34A-707.XX do ông V.Đ.H. điều khiển, khi di chuyển trên đường tỉnh 392 đã đâm thẳng vào rạp đám tang do gia đình ông Đ.V.T dựng chiếm dụng lòng đường, tại Km 0+200 đường tỉnh 392 thuộc địa bàn thị trấn Kẻ Sặt (H.Bình Giang). Vụ tai nạn làm 5 người bị thương, được đưa đi bệnh viện điều trị.Ông V.Đ.H. (53 tuổi) là Chánh thanh tra UBND H.Bình Giang. Kiểm tra nồng độ cồn sau vụ tai nạn, lực lượng chức năng xác định ông này có vi phạm.Nguyên nhân vụ việc bước đầu được xác định là do ông H. không chú ý quan sát khiến ô tô đâm vào rạp đám tang dựng trên đường tỉnh 392, ngược với hướng ô tô đang di chuyển.Cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân vụ tai nạn cũng xuất phát từ việc gia đình ông Đ.V.T dựng rạp chiếm lòng đường tỉnh 392.Trao đổi với Thanh Niên chiều 1.1, một lãnh đạo UBND H.Bình Giang xác nhận vụ việc."Công an H.Bình Giang đang giải quyết vụ việc và đã báo cáo lên Công an tỉnh Hải Dương và Cục Cảnh sát giao thông. Chúng tôi mới nhận được báo cáo nhanh về vụ việc, đang chờ kết quả giám định nồng độ cồn", vị lãnh đạo này cho biết.
Cơm bình dân, cơm xã hội...
Chị Chang Nguyễn (39 tuổi, quê ở Hà Nội) hiện đang sống ở Pháp chia sẻ, mỗi khi nghe lời bài hát Ngày xuân long phụng sum vầy vang lên lại thấy nhớ quê nhà da diết. Xuất phát từ tình yêu quê hương, trân trọng các giá trị văn hóa, chị luôn cố gắng gìn giữ và bảo tồn những điều đẹp đẽ nhất dù ở đất khách quê người. Với phương châm đó, cứ 22 tháng chạp hàng năm, các anh chị em người Việt lại cùng nhau sum họp tổ chức gói bánh chưng. Dù ở đây các nguyên liệu không phong phú và dễ tìm như ở Việt Nam nhưng mỗi người góp một chân một tay tìm khắp nơi cũng có được khá đầy đủ các thứ cần thiết để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon nhất. Cách làm và những hình ảnh về bánh chưng do chị gói nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Chị cho biết, để bánh dẻo ngon thường chọn loại gạo nếp mùa hay nếp cái hoa vàng hạt bóng mẩy. Chị phải vo kĩ gạo tới khi nước trong trước khi cho vào gói.Mọi người muốn bánh chưng có màu xanh đẹp tự nhiên cần ngâm gạo nếp với nước lá dứa ép, nước củ giềng giã nát… Khi luộc bánh dùng nồi tôn có khả năng tạo môi trường kiềm giữ màu xanh của lá dong. Khi nấu được phân nửa thời gian bỏ bánh ra rửa qua nước sạch, thay nước luộc mới rồi nấu nốt thời gian còn lại. Trước khi gói chần lá với nước nóng vừa diệt khuẩn vừa giúp làm xanh bánh."Để bánh bảo quản được lâu cần vo gạo kỹ tới khi nước trong mới cho ra rổ để ráo nước. Sau khi luộc vớt ra phải rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt ở vỏ, để ráo rồi treo chỗ thoáng mát. Sau đó lấy vật nặng đè chặt để nén bánh cho ra hết nước giúp làm chắc bánh. Vỏ bánh khô bọc một lớp màng bọc thực phẩm hoặc hút chân không. Khi nấu thì phải căn giờ nấu cho gạo nở chín kỹ, tránh bị mốc từ nhân ra ngoài và cần nén chặt bánh trong nồi", chị Chang chia sẻ. Khi luộc bánh cần chuẩn bị đủ nước ngập bánh trong nồi và một thùng nước sôi nóng bên cạnh để tiếp khi nước trong nồi cạn dần. Không được đổ nước lạnh sẽ làm bánh chín không đều và lại gạo về sau. Không bảo quản bánh trong tủ lạnh mà chỉ để nơi thoáng mát.Với bánh tét, chị chị Nguyễn Thảo (ở Đà Nẵng) chia sẻ bí quyết nấu bằng nồi áp suất thành công đến mọi người. Chị ngâm nếp với nước cốt lá dứa, một ít cải bó xôi hoặc rau ngót, một ít muối trong 6 – 8 tiếng, để ráo nước. Đậu xanh chị vo sạch, ngâm nước và ít muối trong 4 – 6 tiếng, sau đó cho đậu vào nồi nấu trong 20 phút, trộn đều đậu xanh trong lúc nấu để không bị cháy. Chị rửa thịt heo với dấm và muối, trụng sơ thịt, thái từng khúc dài, ướp thịt với chút muối, nước mắm, tiêu, hành tím băm, hạt nêm."Nếu nấu bánh tét theo cách truyền thống phải nấu tầm 7 - 8 tiếng, phải canh lửa và thêm nước nóng cho nồi bánh. Còn bánh tét nấu bằng nồi áp suất có hai cách nấu: Nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất cao (high pressure) trong 40 phút và nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất thấp (low pressure) trong 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng tùy kích cỡ của bánh. Khi nấu mọi người nên đổ nước ngập bánh và nấu ở chế độ áp suất thấp. Bánh sau khi nấu ngâm vào thau nước lạnh và sau đó treo lên để ráo nước", chị Thảo cho hay.
Trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, Bộ GD-ĐT có quy định về việc dạy thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên trường công lập. Nhiều giáo viên nêu thắc mắc là có thể dạy ở nhà mình được không?Trước thắc mắc giáo viên trường công có được dạy thêm tại nhà của mình hay không, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, giải đáp:Theo Thông tư 29 về dạy thêm học thêm của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được phép tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. Và hoàn toàn không cấm việc giáo viên dạy thêm nhưng phải thực hiện theo đúng quy định.Cụ thể, giáo viên chỉ được dạy thêm tại nơi có đăng ký kinh doanh theo đúng pháp luật (hộ kinh doanh, trung tâm dạy thêm học thêm) được Sở Kế hoạch đầu tư hoặc UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện cấp phép.Trong trường hợp này, nếu giáo viên có cơ sở vật chất là nhà riêng hoặc phòng ốc đủ điều kiện cho các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm thuê để tổ chức thì giáo viên được phép dạy tại trung tâm này như những trung tâm khác.Thêm vào đó, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT nhắc nhở khi dạy thêm, giáo viên cần lưu ý không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; Không dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường với học sinh chính khoá.Ông Hồ Tấn Minh cho hay UBND TP.HCM đã giao Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện các công việc như sau:Quan điểm của Sở GD-ĐT TP.HCM là kiên quyết thực hiện đúng theo thông tư về dạy thêm của Bộ GD-ĐT, không có chuyện du di, thông cảm. Đây là một quy định có lợi cho học sinh, góp phần chấm dứt tình trạng o ép học sinh đi học thêm.
Hải Phòng: Khai bút, viết thư pháp tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc
Giá heo hơi khu vực miền Trung - Tây nguyên cũng giảm tại một số địa phương. Cụ thể, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An cùng về mức 60.000 đồng/kg. Các địa phương gồm Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi cùng giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 60.000 - 61.000 đồng/kg.

Jang Nara bật mí 13 bí quyết đơn giản để tuổi tứ tuần trẻ như đôi mươi
Một nhà hàng ở TP.HCM vào danh sách tốt nhất thế giới
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Một mình CLB Hà Nội... chấp hết!
Nội dung trên được nêu trong dự thảo thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định mới về kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương đang lấy ý kiến rộng rãi.Theo đó, công thức giá bán xăng dầu được xây dựng căn cứ theo quy định, tổng hợp số liệu từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu và tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ.Các khoản chi phí định mức trong giá bán xăng dầu là khoản chi phí tổng hợp tối đa được rà soát, đánh giá và xây dựng trên cơ sở nguồn số liệu theo quy định tại nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.Đặc biệt, đối với các sản phẩm xăng dầu, Bộ Công thương không công bố giá thế giới, các thương nhân căn cứ công thức tính các khoản chi phí cấu thành giá xăng dầu tại nghị định mới về kinh doanh xăng dầu và thông tư này để xác định.Thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu sau khi điều chỉnh giá phải thực hiện công bố giá bán buôn, bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối và thông báo về Bộ Công thương (đối với thương nhân đầu mối), ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sở công thương và cơ quan quản lý thị trường nơi thương nhân có hệ thống phân phối. Nội dung thứ 2 liên quan việc kết nối dữ liệu kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kết nối các dữ liệu kinh doanh xăng dầu (dữ liệu cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu, dữ liệu hệ thống phân phối xăng dầu, dữ liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu) với Bộ Công thương, tương thích với chương trình điện tử do Bộ Công thương quy định.Căn cứ hồ sơ, tài liệu về thực hiện kết nối dữ liệu kinh doanh xăng dầu do thương nhân cung cấp, Vụ Thị trường trong nước chuyển dữ liệu này tới Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Từ đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đánh giá, gửi thông báo xác nhận việc hoàn thành/chưa hoàn thành kết nối dữ liệu kinh doanh xăng dầu của thương nhân với Bộ Công thương tới Vụ Thị trường trong nước.Ngoài ra, dự thảo thông tư quy định về về hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu, hợp đồng nhượng quyền thương mại bán lẻ xăng dầu, hợp đồng mua bán xăng dầu.Cụ thể, hợp đồng phải được lập thành văn bản, ngoài các thỏa thuận của hai bên, có các nội dung chủ yếu như: tên, địa chỉ, mã số thuế của bên giao và bên nhận đại lý, bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại bán lẻ xăng dầu, bên bán và bên mua xăng dầu tùy theo hình thức hợp đồng; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu; cách thức giao nhận; thù lao đại lý, phí nhượng quyền thương mại bán lẻ xăng dầu, giá mua bán xăng dầu tùy theo hình thức hợp đồng.Liên quan hoạt động tạm nhập, tái xuất đối với mặt hàng xăng dầu, dự thảo thông tư quy định chỉ thương nhân có giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
danang casino
Trong 2 ngày 8 và 9.3, tại khu phố du lịch An Thượng – còn gọi là phố Tây (đường Hoàng Kế Viêm - Trần Bạch Đằng, P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ hội Carnaval năm 2025 với chủ đề "Vũ hội và ẩm thực".Đây là lễ hội thường niên ở phố Tây, nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch tại biển Đà Nẵng, phục vụ đông đảo du khách sinh sống, lưu trú.Năm nay, lễ hội kết hợp chủ đề chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 và chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025), với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, làm sôi động các tuyến phố đi bộ.Carnaval Festival 2025 kết hợp phong phú những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, với những phần trình diễn âm nhạc và nghệ thuật sôi động, giao lưu dân vũ giữa các câu lạc bộ, hóa trang, biểu diễn áo dài.Người dân, du khách còn tham gia các hoạt động như trải nghiệm khu vực thực tế ảo về lịch sử, làm khăn lụa. Đặc biệt là phần biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc trên thế giới do cộng đồng người nước ngoài tại khu phố Tây thực hiện đã mang lại sự đa dạng trong giao lưu văn hóa.Lễ hội tạo không khí vui nhộn khi kết nối giữa người dân và du khách, cộng đồng người Việt và du khách nước ngoài giao lưu, tìm hiểu hơn về truyền thống văn hóa của các quốc gia trên thế giới.Khu vực phố du lịch An Thượng và bãi biển Mỹ An được UBND TP.Đà Nẵng, Q.Ngũ Hành Sơn và Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đầu tư thành sản phẩm du lịch đặc biệt, xuất phát từ thực tế tại đây tập trung nhiều du khách, người nước ngoài sinh sống, hình thành cộng đồng khu phố Tây.Thời gian qua, khu phố du lịch An Thượng được nâng cấp hạ tầng, lát đá toàn bộ tuyến phố đi bộ, hệ thống chiếu sáng, wifi miễn phí; tổ chức các lễ hội, sự kiện, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm của du khách vào ban đêm.Lễ hội Carẩnval 2025 góp thêm sản phẩm du lịch, cụ thể hóa định hướng đề án phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng.Theo ông Huỳnh Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ An, lễ hội Carnaval lấy cảm hứng từ di sản các lễ hội có nguồn gốc thời La Mã cổ đại và châu Âu thời trung cổ, phù hợp tổ chức tại khu phố Tây An Thượng, nơi đã có sẵn tiền đề để phát triển giao thoa văn hóa, đa dạng toàn cầu.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư